Bệnh trĩ nội là gì? Chữa trị như thế nào?

22. Bệnh Trĩ Nội (2)

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến của người Việt. Béo phì, sinh con, táo bón, tiêu chảy mạn tính, đứng ngồi 1 vị trí quá lâu đều có thể dẫn đến bệnh trĩ. Bệnh trĩ được chia làm 3 loại là bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ tổng hợp. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giúp các bạn dành thời gian để tìm hiểu tốt hơn về bệnh trĩ nội.

Bệnh trĩ nội là gì?

Bệnh trĩ nội là bệnh tổn thương tĩnh mạch ở trong ống hậu môn. Chúng tạo thành những búi trĩ trong thành hậu môn. Giai đoạn đầu búi trĩ chỉ là một cục thịt nhỏ, về sau chúng dẫn to lên khi tăng cấp độ. Ở cấp độ 2 và 3 chúng có thể sa ra ngoài khi chúng ta đi đại tiện. Tuy nhiên cũng có thể co vào được. Ở cấp độ 4 búi trĩ sẽ sa hoàn toàn ra ngoài và không thể co lại được nữa. Đây là giai đoạn trĩ nặng hay còn gọi là sa búi trĩ. Vì thế nên phát hiện sớm khi trĩ nội độ 1. Đây là thời điểm bạn có thể chữa hoàn toàn bằng thay đổi thói quen về sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Trĩ nội

  • Co thắt cơ hậu môn làm ống hậu môn nhỏ lại khiến việc đẩy phân ra ngoài khó khăn hơn.
  • Táo bón hoặc tiêu chảy lâu ngày gây áp lực lên cơ hậu môn làm tổn thương thành tĩnh mạch.
  • Đi đại tiện chậm, ngồi trên bồn cầu lâu, rặn quá sức khi đi đại tiện.
  • Gia tăng áp lực vùng bụng ở phụ nữ mang thai, tăng cân trong giai đoạn mang thai, táo bón trong giai đoạn mang thai và rặn đẻ khi sinh con cũng dẫn đến bệnh trĩ.
  • Gây áp lực lên vùng hậu môn nhiều bởi công việc nặng hàng ngày. Đứng hoặc ngồi liên tục một vị trí trong thời gian dài
  • Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn
  • Tuổi già thay đổi cơ địa, co giãn hậu môn và cơ tĩnh mạch dẫn đến bệnh trĩ

Đó chính là những nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ ở nhiều người.

Triệu chứng của bệnh trĩ nội

  • Bệnh trĩ nội ở cấp độ 1 sẽ cso dấu hiệu đi đại tiện ra máu. Đôi lúc máu sẽ biến thành tia và chảy nhiều. Xuất hiện dịch nhầy khiến hậu môn luôn cảm giác ẩm ướt.
  • Bệnh trĩ ở cấp độ 2 búi trĩ bắt đầu phát triển mạnh gây nên cảm giác ngứa, rát, máu lẫn phân khi đi đại tiện. Búi trĩ bắt đầu thập thò ở vùng hậu môn khi đi đại tiện. Nhưng sau đó lại co lên khi quá trình đi đại tiện kết thúc.
  • Bệnh trĩ nội ở cấp độ 3 sẽ phát triển mạnh hơn. Đi đại tiện ra nhiều máu, búi trĩ to ra và luôn cảm giác cộm cộm ở hậu môn. Máu ra nhiều, xuất hiện dịch nhầy và những cơn đau nhức như ngàn gai đâm.
  • Bệnh trĩ nội ở cấp độ 4 hay còn gọi là trĩ nặng, sa búi trĩ. Lúc này người bệnh sẽ bị sa búi trĩ hoàn toàn ra ngoài. Cảm giác đau đớn, chảy máu, chầy xước… Lúc này cũng dễ xảy ra nhiều biến chứng ngoài mong muốn. Ở cấp độ này buộc bác sĩ phải tiến hành các phương pháp phẫu thuật.

Các phương pháp chữa bệnh trĩ nội

  • Chích xơ khiến các búi trĩ giãn quá mức, thòng xuống, tự teo lại và rụng dần
  • Thắt dây thun-vòng vào búi trĩ cho đến khi búi trĩ teo lại và rụng đi
  • Phương pháp Longo công nghệ ca bằng việc cắt bỏ búi trĩ và khâu niêm mạch hậu môn
  • Phương pháp khâu triệt mạch THD bằng dướng dẫn từ siêu âm để giảm sự phình của búi trĩ

Ngoài ra, vẫn còn nhiều phương pháp trị bệnh trĩ nội khác. Tùy vào từng bệnh nhân để có những phác đồ điều trị bệnh trĩ nội khác nhau.